Hiện nay về mặt thị trường, nhu cầu tiêu dùng thấp, trong khi đó nguồn cung trong nước dồi dào, lượng giấy nhập khẩu ước đạt tăng 19% thị phần. Mặc dù công tác thị trường đã được cải thiện nhưng lượng giấy tồn kho cao ở các tháng đầu năm đã làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Nhiều công ty liên kết (Tân Mai, BBP) và đơn vị sự nghiệp… gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn đến TCT phải tiếp tục trích quỹ dự phòng tài chính lớn.
Vì vậy, mục tiêu chính của năm 2014 cũng ở mức khiêm tốn, phấn đấu công ty mẹ đạt khoảng 3.396 tỷ đồng doanh thu (tăng 1,6%); doanh thu công ty con đạt 11,2 tỷ đồng (tăng 25,6%). Sản xuất và tiêu thụ 115.500 tấn giấy các loại, tăng 4,5% so với năm 2013.
Số liệu thống kê từ Hiệp hội Giấy và Bột giấy đã cho thấy, tổng sản lượng giấy tiêu dùng cả năm 2013 đạt mức 3 triệu tấn, tăng 3% so với năm 2012. Nhưng sản xuất trong nước chỉ đạt 1,7 triệu tấn, số còn lại là sản phẩm nhập khẩu.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đây cũng là khó khăn chung của ngành giấy trong nước, tồn tại từ nhiều năm nay. Vấn đề lớn nhất của các DN nội địa là thiếu vốn cho đầu tư, nâng cấp trang thiết bị công nghệ, cùng với chi phí đầu vào biến động tăng không ngừng, dẫn đến sản phẩm có mẫu mã, chất lượng kém, giá thành cao.
Công tác thị trường, xúc tiến thương mại còn thụ động và yếu nên không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu từ bên ngoài, nhất là những dòng sản phẩm cao cấp. Hậu quả là nhiều DN phải dừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.
Nghịch lý lớn nhất của ngành giấy là nguyên liệu dăm gỗ để chế biến, bột giấy luôn ở tình trạng bán thấp mua cao. Trong khi Việt Nam luôn đứng đầu thế giới về xuất khẩu dăm gỗ về sản lượng, nhưng giá trị rất thấp chỉ đạt trên 100 USD/tấn. Ngược lại, chúng ta lại phải trả trên dưới 1.000 USD cho một tấn bột giấy nhập khẩu.
Để từng bước vượt qua khó khăn và phát triển, không còn cách nào khác là phải tận dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật sẵn có; Phát triển trồng rừng nguyên liệu, đẩy mạnh nghiên cứu sáng tạo nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để cạnh tranh.
Mặt khác phải chú ý đến việc nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý của mỗi cá nhân đứng đầu đơn vị từ TCT cho đến các công ty thành viên, công ty liên kết; Tập trung tái cấu trúc DN, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu thị trường đầu ra...
Thị trường giấy ở Việt Nam vẫn được đánh giá là có tiềm năng lớn vì dân số đông, mức tiêu thụ bình quân đầu người còn thấp so với thế giới. Trong tương lai, nhu cầu sử dụng giấy và các sản phẩm giấy sẽ tăng cao khi nền kinh tế phục hồi.
Thực tế cho thấy, đã có nhiều DN trong ngành giấy nội địa biết tận dụng cơ hội để phát triển và đã đạt thành tích cao trong sản xuất, kinh doanh như Công ty giấy Việt Trì, Công ty Văn phòng phẩm Hồng Hà... Bên cạnh đó, nhiều DN nước ngoài đã và sẽ đầu tư vào Việt Nam ở lĩnh vực sản xuất chế biến bột giấy, sản xuất giấy vở học sinh, văn phòng phẩm... nhằm chiếm lĩnh thị trường.
Vẫn biết những chỉ dẫn cơ bản để thoát khỏi tình trạng hiện nay, nhưng TCT nói riêng và nhiều DN giấy nội địa vẫn chưa thoát khỏi cái “vòng luẩn quẩn” vốn - công nghệ - thị trường đầu ra.(In to roi gia re_)
Thiết nghĩ, để tháo gỡ khó khăn cho DN ngành giấy vẫn cần đến các chính sách của Nhà nước trong việc tiếp cận vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư máy móc, thiết bị hiện đại đồng bộ; đào tạo, nghiên cứu thị trường, thuế... Có như vậy ngành giấy mới tồn tại và phát triển, đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.